Hệ thống quản lý môi trường (EMS) theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 – Mang lại lợi ích cho doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh khi áp dụng
Trong những năm gần đây, tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đang trở nên phổ biến áp dụng trong hệ thống quản lý môi trường của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức ISO ban hành, quy định các yêu cầu cho hệ thống quản lý môi trường (EMS) mà tổ chức có thể sử dụng để nâng cao kết quả hoạt động môi trường trong doanh nghiệp mình. Một EMS bao gồm chính sách, mục tiêu, các quá trình, kế hoạch, hiện trường và hồ sơ chi phối cách thức công ty tương tác với môi trường.
Mục tiêu áp dụng của tiêu chuẩn là hỗ trợ doanh nghiệp/ tổ chức quản lý trách nhiệm môi trường của mình theo cách có hệ thống, nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định và pháp luật về môi trường.
3 khía cạnh chính của ISO 14001:2015 gồm: (1) Tăng cường kết quả hoạt động môi trường; (2) Thực hiện nghĩa vụ tuân thủ luật định; (3) Đạt được các mục tiêu về môi trường.
TẠI SAO ISO 14001:2015 QUAN TRỌNG?
Trách nhiệm môi trường: Việc thực hiện EMS thể hiện sự cam kết quản lý môi trường và cho thấy rằng công ty của bạn quan tâm đến việc giảm tác động đến môi trường.
Hình ảnh tích cực: Các tổ chức có chứng nhận ISO 14001 được công nhận là có ý thức về môi trường. Điều này có thể tăng cường mối quan hệ đối với khách hàng, công chúng và cộng đồng.
Tiết kiệm chi phí: Việc triển khai EMS có thể giúp giảm chi phí về (1) Trách nhiệm: Ít sự cố hơn, có nghĩa là chi phí trách nhiệm pháp lý thấp hơn; (2) Bảo hiểm: Tỷ lệ bảo hiểm hợp lý do giảm thiểu rủi ro; (3) Bảo tồn tài nguyên: Sử dụng hiệu quả vật liệu và năng lượng.
Lợi thế cạnh tranh: Chứng nhận ISO 14001:2015 giúp bạn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
VẬY ISO 14001:2015 HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
o Tùy chỉnh: Mỗi công ty điều chỉnh EMS của mình để phù hợp với các yêu cầu pháp lý cụ thể và các tương tác môi trường.
o Hướng dẫn: ISO 14001:2015 cung cấp các hướng dẫn để đảm bảo các yếu tố quan trọng đều được đề cập.
o Được quốc tế chấp nhận: Nó được đa số các quốc gia trên toàn thế giới chấp nhận.
VAI TRÒ CỦA ISO 14001:2015 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
ISO 14001:2015 mang lại một số lợi ích cho các doanh nghiệp/ tổ chức triển khai nó:
- Trách nhiệm với môi trường: ISO 14001 khuyến khích các công ty thực hiện các bước chủ động hướng tới trách nhiệm với môi trường. Bằng cách quản lý các khía cạnh môi trường một cách có hệ thống, các tổ chức có thể giảm dấu chân sinh thái và góp phần vào sự bền vững.
- Tuân thủ pháp luật: Việc tuân thủ luật pháp và quy định về môi trường là rất quan trọng. ISO 14001:2015 đảm bảo các công ty đáp ứng các yêu cầu pháp lý liên quan đến vấn đề môi trường, tránh bị phạt và rủi ro pháp lý.
- Niềm tin của các bên liên quan: Chứng nhận thể hiện cam kết đối với các hoạt động bền vững. Khách hàng, nhà đầu tư và các bên liên quan khác nhìn nhận chứng nhận ISO 14001:2015 một cách tích cực, nâng cao niềm tin vào tổ chức.
- Hiệu quả hoạt động: Việc triển khai ISO 14001:2015 giúp đơn giản hóa các quy trình, giảm lãng phí và cải thiện việc sử dụng tài nguyên. Quản lý tài nguyên hiệu quả dẫn đến tiết kiệm chi phí và hiệu quả hoạt động.
- Lợi thế cạnh tranh: Các công ty có chứng nhận ISO 14001:2015 thường có lợi thế cạnh tranh. Nó có thể là điểm khác biệt trên thị trường, thu hút các khách hàng và đối tác có ý thức về môi trường.
- Giảm thiểu rủi ro: Xác định và giải quyết các rủi ro môi trường (như ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên hoặc biến đổi khí hậu) giúp ngăn ngừa các tác động bất lợi. ISO 14001:2015 thúc đẩy việc ra quyết định có tính đến rủi ro.
- Sự gắn kết của nhân viên: Việc thu hút nhân viên tham gia vào các sáng kiến môi trường sẽ thúc đẩy ý thức về mục đích và cam kết. Nhân viên trở thành nhà vô địch về môi trường trong tổ chức.
- Cải tiến liên tục: ISO 14001:2015 thúc đẩy văn hóa cải tiến liên tục. Đánh giá, kiểm toán và hành động khắc phục thường xuyên sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động môi trường tốt hơn theo thời gian.
DOANH NGHIỆP LÀM GÌ ĐỂ ÁP DỤNG MỘT CÁCH HIỆU QUẢ EMS THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015?
o Cam kết của Lãnh đạo: Lãnh đạo cao nhất phải ủng hộ việc triển khai EMS.
o Chính sách môi trường: Xây dựng chính sách rõ ràng phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
o Đánh giá rủi ro: Xác định các khía cạnh, tác động và yêu cầu pháp lý về môi trường.
o Mục tiêu và chỉ tiêu: Đặt ra các mục tiêu có thể đo lường được để cải thiện môi trường.
o Kiểm soát hoạt động: Thực hiện các quy trình để quản lý các khía cạnh môi trường.
o Giám sát và Đo lường: Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động so với mục tiêu.
o Sự gắn kết của nhân viên: Thu hút nhân viên ở mọi cấp độ tham gia vào các sáng kiến môi trường.
o Cải tiến liên tục: Thường xuyên xem xét và nâng cao EMS.
Tổng hợp bởi Andrew Nguyễn
– Chuyên gia của CAPTECH
Tham khảo thêm tại
ISO 14001:2015 is an internationally recognized standard that outlines the requirements for an Environmental Management System (EMS). ISO 14001 helps organizations manage their environmental responsibilities in a systematic manner. It applies to any organization, regardless of size, type, or nature of activities.
Key Aspects of ISO 14001:2015
-
- Enhancing environmental performance.
- Fulfilling compliance obligations.
- Achieving environmental objectives.
Let’s delve into the specifics:
- What is ISO 14001?
- ISO 14001 provides a framework for designing and implementing an EMS within an organization.
- An EMS comprises policies, processes, plans, practices, and records that govern how a company interacts with the environment.
- The standard ensures that essential elements are not overlooked, leading to a successful EMS.
- Why is ISO 14001 Important?
- Environmental Responsibility: Implementing an EMS demonstrates a commitment to environmental stewardship. It shows that your company cares about reducing its environmental impact.
- Positive Image: Organizations with ISO 14001 certification are recognized as environmentally conscious. This can enhance relationships with customers, the public, and the community.
- Cost Savings: EMS implementation can lead to cost reduction:
- Liability Costs: Fewer incidents mean lower liability costs.
- Insurance: Reasonable insurance rates due to risk reduction.
- Resource Conservation: Efficient use of materials and energy.
- Competitive Advantage: ISO 14001 certification sets you apart from competitors.
- How Does ISO 14001 Work?
- Customization: Each company tailors its EMS to match specific legal requirements and environmental interactions.
- Guidelines: ISO 14001 provides guidelines to ensure critical elements are covered.
- International Acceptance: It’s accepted by a majority of countries worldwide.
In summary, ISO 14001:2015 plays a crucial role in helping companies manage their environmental responsibilities systematically and contribute to sustainability. Implementing this standard brings benefits beyond compliance, fostering a positive impact on both the environment and the organization itself. 🌿🌎
ROLE OF ISO 14001 FOR COMPANIES:
ISO 14001 offers several benefits for organizations that implement it:
- Environmental Responsibility: ISO 14001 encourages companies to take proactive steps toward environmental responsibility. By systematically managing environmental aspects, organizations can reduce their ecological footprint and contribute to sustainability.
- Legal Compliance: Compliance with environmental laws and regulations is crucial. ISO 14001 ensures that companies meet legal requirements related to environmental matters, avoiding penalties and legal risks.
- Stakeholder Confidence: Certification demonstrates a commitment to sustainable practices. Customers, investors, and other stakeholders view ISO 14001 certification positively, enhancing trust in the organization.
- Operational Efficiency: Implementing ISO 14001 streamlines processes, reduces waste, and improves resource utilization. Efficient resource management leads to cost savings and operational effectiveness.
- Competitive Advantage: Companies with ISO 14001 certification often have a competitive edge. It can be a differentiator in the market, attracting environmentally conscious clients and partners.
- Risk Mitigation: Identifying and addressing environmental risks (such as pollution, resource depletion, or climate change) helps prevent adverse impacts. ISO 14001 promotes risk-aware decision-making.
- Employee Engagement: Involving employees in environmental initiatives fosters a sense of purpose and commitment. Employees become environmental champions within the organization.
- Continuous Improvement: ISO 14001 promotes a culture of continual improvement. Regular reviews, audits, and corrective actions lead to better environmental performance over time.
EFFECTIVE APPLICATION IN A COMPANY:
-
- Leadership Commitment: Top management must champion the EMS implementation.
- Environmental Policy: Develop a clear policy aligned with organizational goals.
- Risk Assessment: Identify environmental aspects, impacts, and legal requirements.
- Objectives and Targets: Set measurable goals for environmental improvement.
- Operational Controls: Implement procedures to manage environmental aspects.
- Monitoring and Measurement: Regularly assess performance against objectives.
- Employee Engagement: Involve employees at all levels in environmental initiatives.
- Continual Improvement: Regularly review and enhance the EMS.
LỘ TRÌNH CHO CÔNG TY ÁP DỤNG ISO 14001:2015
- Bước 1:Chuẩn bị
Hiểu về ISO 14001:2015: DN cần nghiên cứu kỹ về hệ thống quản lý môi trường (EMS) theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 và khả năng áp dụng vào DN mình. Hệ thống quản lý môi trường sẽ được áp dụng cho toàn bộ hoạt động của các phòng/ ban tại DN.
Thành lập ban ISO: Nhằm đảm bảo việc áp dụng được hiệu quả và thông suốt, DN cần thành lập một Ban ISO (hoặc nhóm thực hiện đối với các DN quy mô nhỏ). Ban gồm đại diện lãnh đạo và các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng ISO 14001:2015. Đại diện lãnh đạo phải là người có quyền ra quyết định và huy động những nguồn lực khi cần thiết. Phân rõ trách nhiệm của các thành viên trong Ban ISO. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải thành lập Đội ứng phó tình trạng khẩn cấp để phòng ngừa những tình huống bất ngờ.
Đánh giá bối cảnh của DN, nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan: Nghiên cứu, xác định bối cảnh của tổ chức, nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan đến EMS bao gồm cả các nghĩa vụ tuân thủ, xác định phạm vi của hệ thống quản lý môi trường và đối chiếu với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Việc đánh giá cần người có kiến thức về ISO 14001:2015 thực hiện. Xác định các công việc cần thực hiện để xây dựng EMS theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015.
Lên kế hoạch: DN phải lập ra một kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015.
Đào tạo: Bao gồm đào tạo nhận thức chung về môi trường và tiêu chuẩn ISO 14001:2015 cho người lao động và phương pháp xây dựng hệ thống văn bản cho những cá nhân/ bộ phận thực hiện chức năng trong DN về ISO 14001:2015.
- Bước 2:Lập hệ thống văn bản EMS
Xác định các hồ sơ, tài liệu cần thiết: Căn cứ trên thực trạng của doanh nghiệp và yêu cầu của ISO 14001:2015 về việc duy trì, lưu giữ “thông tin dạng văn bản”, DN xác định các hồ sơ, tài liệu, quy trình phải xây dựng mới hoặc sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu; thiết lập các quy trình để chuẩn hóa cách thức thực hiện, kiểm soát các quá trình trong hệ thống.
Xây dựng hệ thống văn bản của hệ thống quản lý môi trường: Xây dựng chính sách, mục tiêu môi trường; và các quy trình cần thiết kèm theo biểu mẫu, hướng dẫn thực hiện.
Đo đạc các thông số môi trường và điều chỉnh hạ tầng, thiết lập hệ thống xử lý: Căn cứ việc xác định các yêu cầu luật pháp về môi trường DN phải tuân thủ, hoạt động đo đạc các thông số môi trường (nước thải, khí thải, tiếng ồn..) sẽ được thực hiện để chỉ rõ thực trạng hoạt động môi trường hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp sẽ xác định điều chỉnh cơ sở hạ tầng cần thiết hoặc xác định các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
- Bước 3:Áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
Phổ biến, hướng dẫn áp dụng: DN cần phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy trình, tài liệu, những thay đổi cần thực hiện để áp dụng ISO 14001:2015 cho tất cả các nhân viên. Ban hành và áp dụng chính thức hệ thống quản lý môi trường vào thực tế. Ban chỉ đạo ISO cần giám sát việc áp dụng theo đúng chức năng, nhiệm vụ, và thủ tục được mô tả trong hệ thống quản lý môi trường. Xem xét và cải tiến các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo kiểm soát công việc một cách thuận tiện, hiệu quả.
- Bước 4:Đánh giá nội bộ
Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ: DN tiến hành đào tạo các nhân sự phụ trách đánh giá việc thực hiện ISO 14001:2015 tại chính DN mình (đánh giá nội bộ).
Đánh giá nội bộ các lần: Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ (ít nhất 1 năm/lần) để đánh giá sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hành động khắc phục đối với sự không phù hợp. Đánh giá nội bộ cần được duy trì thường xuyên để đảm bảo DN luôn tuân theo các yêu cầu mà tiêu chuẩn đưa ra.
Thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa: Những lỗi (sự không phù hợp) phát hiện trong lần đánh giá nội bộ sẽ được DN khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001:2015.
Xem xét của lãnh đạo: Ban lãnh đạo DN sẽ xem xét hệ thống theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 để nắm được tình hình hệ thống áp dụng. Từ kết quả xem xét này, doanh nghiệp sẽ quyết định được điều kiện hiện tại có thể chấp nhận được, và cần thay đổi, cải tiến những gì và xem xét việc chuẩn bị chứng nhận hệ thống.
- Bước 5:Tiến hành đánh giá chứng nhận
Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận là tổ chức thực hiện việc đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 14001:2015 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ.
Đánh giá trước chứng nhận: Thực hiện đánh giá trước chứng nhận nếu DN có nhu cầu. Có thể được tiến hành bởi chính nội bộ DN hoặc một tổ chức bên ngoài.
Tiến hành đánh giá chứng nhận và khắc phục sau đánh giá: Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống quản lý môi trường của DN. Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hành đánh giá.
- Bước 6:Duy trì hệ thống sau khi chứng nhận
Chứng chỉ ISO 14001:2015 có hiệu lực trong 3 năm. Trong thời gian này tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 và luôn có hiệu lực. Chu kỳ giám sát có thể là 6 tháng, 9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định hoặc thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận. Hết 3 năm nếu vẫn muốn chứng nhận, DN sẽ phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại cũng có hiệu lực trong 3 năm.
Sự thật về các đơn vị tư vấn mà bạn chưa biết?
Hiện nay có rất nhiều đơn vị tư vấn về hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2015 nhưng chỉ tư vấn để doanh nghiệp có được chứng nhận, gây ra tình trạng là nhiều doanh nghiệp muốn vận hành nhưng lại không biết cách duy trì hệ thống. Việc thiết lập và vận hành hệ thống để đạt được hiệu quả sẽ khó khăn hơn gấp nhiều lần so với việc thiết lập hệ thống để đạt được chứng nhận.
“ĐẾN VỚI CAPTECH – BẠN SẼ ĐƯỢC CHĂM SÓC TỐI ĐA-HIỆU QUẢ NHẤT”
Đừng lo khi đến với CAPTECH VIETNAM bạn sẽ được ĐÀO TẠO NHẬN THỨC, hướng dẫn chi tiết, cụ thể về quy trình, các giai đoạn tiến hành để đạt được chứng nhận và duy trì vận hành nó một cách bền vững trong tương lai.
Dưới đây là 7 giai đoạn trong Dự án Đào tạo – tư vấn ISO 14001:2015 của CAPTECH VIỆT NAM:
Hãy sử dụng dịch vụ của CAPTECH VIỆT NAM – chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn!
Đến với CAPTECH VIỆT NAM để tạo nên sự bứt phá cho doanh nghiệp về hệ thống quản lý môi trường. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn trực tiếp về xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Thúc đẩy sự phát triển các vấn đề về tiêu chuẩn hoá, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ quốc tế, giúp doanh nghiệp đạt được chứng nhận, vươn ra thị trường quốc tế, hội nhập, cơ hội nằm trong tầm tay của “Chính bạn”
- LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI – CAPTECH VIỆT NAM
Đây là danh sách các khách hàng đã tin tưởng các dịch vụ đào tạo & tư vấn ISO 14001:2015 của CAPTECH VIỆT NAM
Danh sách các khách hàng của CAPTECH ở trên được trích lược ra từ link cập nhật liên tục dưới đây: